null

5 nguyên nhân thường gặp khiến làn da bị khô

Nếu bạn thuộc nhóm da khô, hãy cảm thấy may mắn vì loại da này khá khỏe mạnh và dễ chăm sóc. Chỉ cần chú ý dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày với sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, nếu da có hiện tượng khô nứt quá mức, có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề tiềm ẩn. Vậy đâu mới là nguyên nhân thật sự gây khô da?

Dealing_with_5_Common_Causes_of_Dry_Skin-1
1. Tuổi tác

Khi chúng ta già đi, làn da trở nên mỏng và khô hơn do những thay đổi của nội tiết tố(1). Cách chăm sóc da khô tốt nhất là luôn sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm mỗi sáng và tối. Bạn nên thử dùng một loại kem dưỡng có chứa vitamin E, dầu thực vật như bơ, hạnh nhân hoặc vitamin B5. Đây đều là các thành phần có khả năng dưỡng ẩm tốt, có khả năng tái tạo và phục hồi da, cực kỳ thích hợp với da khô(2). Bạn có thể tham khảo sản phẩm dưỡng ẩm Cetaphil Moisturizing Cream hoặc Cetaphil Moisturizing Lotion


Khi bạn thoa kem dưỡng ẩm cho da mặt, đừng bỏ quên phần cổ nhé. Bạn không cần đến một sản phẩm chăm sóc riêng biệt cho vùng da này, cứ việc dùng chung kem dưỡng của da mặt cũng đủ hiệu quả rồi. Nhưng nhớ thoa đều đặn mỗi ngày. Việc duy trì độ ẩm cho da cổ rất quan trọng, vì đây là một trong những vùng da dễ lão hóa nhất đặc biệt là với da khô.

Dealing_with_5_Common_Causes_of_Dry_Skin-2
2. Khí hậu

Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu khô nóng, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm của làn da. Để khắc phục tình trạng này, hãy mặc quần áo rộng, thoáng mát từ sợi vải tự nhiên. Và cân nhắc sử dụng máy cung cấp độ ẩm trong phòng ngủ cùng các khu vực mà bạn thường làm việc - điều này sẽ giúp tăng cường độ ẩm không khí và làm dịu làn da thiếu ẩm. Tương tự như thế, nếu bạn sống ở vùng có thời tiết lạnh và nhiều gió, làn da của bạn cũng có thể bị tổn thương. Hãy đảm bảo bạn luôn sử dụng kem dưỡng ẩm cho da khô hàng ngày, và đừng quên dưỡng cho cả da cơ thể nữa nhé.

3. Bơi lội

Bơi 20 vòng trước khi ăn sáng có thể giúp ích rất nhiều cho hệ tuần hoàn máu, nhưng trớ trêu thay, nước hồ bơi cũng có thể làm da bạn bị khô đi. Nguyên nhân là do nước từ hồ bơi được sát khuẩn với chlorine, đây là tác nhân khiến cho làn da trở nên khô nứt. Luôn tắm lại thật sạch, dùng sữa rửa mặt cho da khô và thoa kem dưỡng ẩm là điều cần thiết trong việc chăm sóc da khô sau khi bơi lội. Các loại kem bôi và thuốc mỡ có các thành phần như dầu quả bơ giúp làm mềm và dịu da rất tốt.(3)

4. Công việc

Một số nghề nghiệp nhất định yêu cầu bạn phải tiếp xúc với các hóa chất hoặc thực hiện các công việc chân tay có thể làm khô da nghiêm trọng. Nếu bạn làm việc trong các lĩnh vực như y tá, thợ cắt tóc hay các công việc khác khiến làn da của bạn (đặc biệt là đôi tay) tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, bạn rất có thể gặp phải bệnh Occupational Irritant Contact Dermatitis (OICD) – viêm da tiếp xúc, một loại bệnh chàm phổ biến ở tay. Một số triệu chứng của bệnh này là da khô nứt nghiêm trọng, thậm chí bong tróc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, và những điều cần lưu ý để phòng tránh tuỳ thuộc vào từng loại công việc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa là luôn đeo găng tay và quần áo bảo hộ (4), sử dụng một loại nước rửa tay có công thức dịu nhẹ khi rửa tay và thoa kem bảo vệ da tay nhiều lần trong ngày.

Dealing_with_5_Common_Causes_of_Dry_Skin-3
5. Bệnh lý về da

Làn da quá khô cũng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề về da tiềm ẩn như bệnh vảy nến (bệnh phát sinh khi cơ thể bạn sản sinh ra tế bào da quá nhanh (5), hay bệnh chàm (ngoài OICD, bệnh chàm còn biểu hiện ở nhiều dạng khác và có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, bao gồm các phản ứng dị ứng của cơ thể hay tiếp xúc chất kích ứng da) (6). Nếu bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải một bệnh lý về da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và nghe theo sự chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ.



Nguồn:


https://www.aad.org/public/skin-hair-nails/skin-care/skin-care-during-menopause



https://www.livestrong.com/article/57045-benefits-hyaluronic-acid-skin/



https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3614059/



https://www.omicsonline.org/open-access/prevention-of-occupational-contact-dermatitis-2165-7556-1000165.php?aid=73550



https://www.aad.org/public/diseases/scaly-skin/psoriasis