null

Các bệnh về da thường mắc phải ở bé và cách điều trị

Làn da trẻ sơ sinh yếu ớt, mỏng manh rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm hoặc giao mùa. Để chăm sóc sức khỏe con yêu, mẹ nên hiểu rõ các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh để có cách phòng và điều trị thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu thông tin nhé!

Làn da trẻ sơ sinh yếu ớt, mỏng manh rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da

1. Bé sơ sinh bị viêm da cơ địa & Cách điều trị hiệu quả

Viêm da cơ địa là gì?


Viêm da cơ địa là một trong các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bé sơ sinh bị viêm da cơ địa, mẹ sẽ thấy trên da con có các biểu hiện như khô, phát ban đỏ khu vực da mặt, đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai. Trong một số trường hợp, biểu hiện viêm da sơ sinh có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể của bé. Viêm da cơ địa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và hay quấy khóc vào ban đêm. Đây là bệnh thường kéo dài dai dẳng và có thể để lại nhiều biến chứng nếu mẹ không kịp thời chữa trị cho trẻ.


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh viêm da cơ địa


Để có cách chữa & phòng ngừa trẻ sơ sinh viêm da cơ địa, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra loại bệnh này:


- Do di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì khả năng cao bé sinh ra cũng sẽ mắc phải.


- Do cơ địa: Một số trẻ sơ sinh viêm da cơ địa khi gặp phải các tác nhân kích thích bệnh phát triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính hoặc mạn tính.


- Do sự thay đổi của thời tiết: Nhất là vào những lúc chuyển mùa, thời tiết lạnh, hanh khô dễ khiến trẻ em bị viêm da


Ngoài ra, một số bé bị viêm da dị ứng trước các yếu tố ngoài môi trường như lông động vật, bụi,... hoặc do mẹ cho bé mặc tã, quần áo chất vải dày, nóng, khiến mồ hôi bí bách gây nên viêm da. Những loại hóa chất thường gặp trong sữa tắm, dầu gội như chất bảo quản, hương liệu, chất tạo màu,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng viêm da cơ thể và viêm da đầu ở trẻ sơ sinh.


Cách điều trị & phòng ngừa bệnh viêm da ở trẻ nhỏ


- Khi bé sơ sinh bị viêm da cơ địa, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn các loại thuốc uống hoặc bôi giúp làm dịu, chống khô da, chống nhiễm trùng, chống viêm ngoài da, giảm ngứa,… Mẹ lưu ý không tự chọn mua thuốc uống/ bôi cho con, đặc biệt không dùng các bài thuốc dân gian có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm càng tệ hơn.


 - Chọn sản phẩm sữa tắm gội lành tính, được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng để vệ sinh da bé khô thoáng, sạch sẽ. Sản phẩm hiệu quả cải thiện tình trạng viêm da sơ sinh được các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng hiện nay chính là Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo - thương hiệu nổi tiếng số 1 tại Mỹ. Nhờ thành phần chứa vitamin B5 và Glycerin, kết hợp cùng công thức không chứa xà phòng, không làm cay mắt, Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo nhẹ nhàng làm sạch da toàn thân của bé, trong khi vẫn bảo vệ và cấp ẩm cho sự phát triển khỏe mạnh của da bé, giảm đáng kể hiện tượng viêm da. Đặc biệt, thành phần không paraben, không dầu khoáng, chất tạo màu hay chất bảo quản cùng với độ pH cân bằng cũng khiến mẹ yên tâm làm sạch da con mà không gây dị ứng hay làm mất lớp màng ẩm tự nhiên trên da. Sản phẩm có chứng nhận y khoa giúp bảo vệ da bé từ 5 điều dịu lành: lành tính, không kích ứng, mềm mượt, giữ ẩm và che chở màng ẩm tự nhiên.

Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo của Cetaphil

- Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi, lông thú nuôi


- Mẹ thường xuyên thay tã cho con, chọn quần áo chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi để da bé khô thoáng, sạch sẽ

2. Bệnh kê ở trẻ sơ sinh - Bật mí cách chữa nhanh nhất

Bệnh kê ở trẻ sơ sinh là gì?


Mẹ có biết có đến 20% số bé sinh ra bị kê? Kê là hiện tượng khá phổ biến - các nốt mụn kê xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Trong đó, trẻ sơ sinh bị kê ở mặt, mí mắt và hai má là thường gặp nhất. Các hạt kê thường rất nhỏ, dưới 3mm, màu trắng, rải rác hoặc mọc tập trung thành đám trên da, màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi có mụn mủ trắng mọc xen kẽ ở vùng da đổ nhiều mồ hôi như ngực, lưng hay trán.


Nguyên nhân gây nên hiện tượng kê ở trẻ sơ sinh


Thông thường kê ở trẻ sơ sinh là do sự ứ đọng của các chất bã hoặc do hormone của mẹ còn lưu lại nên ở vùng trán, mũi, hai má, cằm, mí mắt,… của trẻ có những hạt nhỏ nhô lên da như hạt kê.


Nếu mẹ quan sát thấy bé không có triệu chứng ngứa ngáy hay quấy khóc, lúc này mẹ có thể yên tâm vì vài tháng sau khi sinh, lớp thượng bì cũ trên da tróc đi, lớp da mới được tái tạo thì hiện tượng kê ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu bé ngứa, không ngủ được, quấy khóc thì mẹ cần tìm cách điều trị.


Bật mí cách chữa kê ở trẻ sơ sinh



- Nếu trong vòng 3 tháng sau khi sinh, các nốt mụn kê trên da bé không biến mất, mẹ nên cho con đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn thuốc bôi/ uống chữa kê ở trẻ sơ sinh phù hợp. Mẹ lưu ý không nên chạm tay hay chà xát lên các nốt mụn kê, dễ khiến vi khuẩn lây lan và làm cho tình trạng da bé trở lên xấu hơn.


- Mẹ hãy tắm gội cho bé với sản phẩm lành tính, được chuyên gia da liễu khuyên dùng, chẳng hạn như Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo của nhà Cetaphil kể trên. Với chứng nhận y khoa an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh, Cetaphil Baby Gentle Wash & Shampoo sẽ nhẹ nhàng làm sạch da toàn thân, đồng thời bảo vệ và cấp ẩm tối đa, cho da bé phát triển khỏe mạnh hơn.


Thông tin về các bệnh về da của trẻ sơ sinh trên đây hẳn đã giúp mẹ yên tâm bảo vệ con yêu phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Để hỗ trợ điều trị & ngăn ngừa hiệu quả các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, mẹ nhớ bí kíp tối ưu là chọn dùng sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Mỹ Cetaphil, giúp da bé yêu luôn sạch sẽ, khô thoáng và mềm mịn tự nhiên nhé!